Những Điều Cần Biết về Loét Da Tì Đè và Cách Phòng Ngừa
Loét da tì đè là một vấn đề phổ biến và đáng quan ngại, đặc biệt là đối với những người nằm lâu do tai biến, tai nạn, hoặc sau các phẫu thuật lớn. Tình trạng này không chỉ gây phiền toái cho người bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ. Dưới đây là những thông tin cần biết về loét da tì đè và cách phòng ngừa hiệu quả:
Loét Tì Đè là Gì?
Loét tì đè xuất phát từ việc máu bị đè ép quá lâu lên một vùng da, thường xảy ra ở những vùng có xương nhô lên hoặc do áp lực khi sử dụng giường hoặc ghế. Khi máu không được cung cấp đủ, da và mô dưới da bị thiếu máu và dẫn đến sự hoại tử.
Ai Dễ Bị Loét Da Tì Đè?
-
Người già ít vận động
-
Người bị liệt
-
Người sử dụng xe lăn
-
Người phải nằm lâu một chỗ
-
Người sống thực vật
Tại Sao Người Nằm Lâu, Liệt Lại Bị Loét?
-
Áp lực lên da khi nằm hoặc ngồi một tư thế quá lâu làm mạch máu bị đè ép, không cung cấp đủ máu.
-
Loét bắt đầu khi có áp lực đủ lớn đè lên vùng da sát xương, gây rối loạn chuyển hóa và hoại tử tế bào.
-
Quá trình này ban đầu có thể tự bù trừ bằng sự giãn mạch chủ động tăng cường tưới máu tại chỗ, nhưng nếu áp lực lớn hơn, tổn thương sẽ không hồi phục.
Các Vị Trí Thường Gặp của Loét Tì Đè:
-
Vùng xương cùng, gót chân
-
Bả vai, sau gáy
-
Khuỷu, tai, mặt ngoài đùi
Phân Loại Vết Loét:
-
Cấp độ 1: Vết da nổi lên, màu hồng
-
Cấp độ 2: Tổn thương không hoàn toàn chiều dày của lớp da
-
Cấp độ 3: Tổn thương hoàn toàn bề dày của lớp da, tổ chức dưới da bị tổn thương
-
Cấp độ 4: Hoại tử hoàn toàn lớp da, lan rộng tới các vùng cơ, xương, khớp
Bí Quyết Phòng Ngừa Loét DA:
-
Chăm sóc da nhẹ nhàng và đủ ẩm
-
Tránh áp lực lên các vùng dễ bị tổn thương
-
Di chuyển bệnh nhân thường xuyên
-
Giữ cơ thể khô ráo
-
Ăn uống đủ chất
Loét da tì đè có thể ngăn ngừa và điều trị hiệu quả thông qua các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc đúng cách. Việc đề phòng là quan trọng để tránh những hậu quả nghiêm trọng của loét da tì đè đối với sức khỏe của bạn.
Cách Chăm Sóc và Điều Trị Loét:
-
Đánh giá chính xác vết loét
-
Làm sạch vết thương
-
Sử dụng đệm hơi chống loét để giảm áp lực
-
Sử dụng Cao Dán Vết Thương của Bác sĩ Nguyễn Dư Tuy để điều trị làm lành vết loét, hạn chế vết loét lan rộng
Cao Dán Vết Thương của Bác sĩ Nguyễn Dư Tuy Có Thực Sự Hiệu Quả Không
Cao dán Đông y gia truyền của Bs: Nguyễn Dư Tuy chuyên điều trị loét da, đặc biệt khi sử dụng Cao dán Đông y điều trị loét da, mất da cho bệnh nhân tại nhà thì bệnh nhân hoàn toàn không phải sử dụng KHÁNG SINH, ít tốn kém so với điều trị bằng phương pháp y học hiện đại.
- Cao dán vết thương Đông y có thành phần kháng sinh tự nhiên khi dán cao bệnh nhân có cảm giác mát dịu ( Không có cảm giác nóng như các loại cao dán khác). Cao dán sẽ tiêu diệt các vi khuẩn đã xâm nhập vào vị trí tổn thương, ngoài ra có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào vị trí tổn thương.
- Cao dán có tác dụng dãn mạch, kích thích cơ thể tập trung các bạch cầu có tác dụng thực bào đến vị trí tổn thương để cùng tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra cao dán kích thích cơ thể tại chỗ tổn thương tăng tưới máu để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng... để làm tổn thương mau lành, vì vậy việc điều trị các vết loét da bằng cao dán luôn đạt được hiệu quả tốt.
Không chỉ vậy, Cao dán Đông y còn có tác dụng sinh cơ trong việc lấp đầy miệng vết loét, vết thương hở.
Với phương pháp đơn giản này, người bệnh nằm lâu bị loét ép lâu năm cũng có thể điều trị khỏi mà không phải dùng Kháng Sinh hay cắt lọc tổ chức da bị hoại tử và rửa hàng ngày.
Bước 1.
Dùng máy sấy tóc hoặc đèn hồng ngoại hơ nóng lá cao và mở lá cao ra.
Bước 2.
Mở lá cao dán Đông y, dán vào vị trí tổn thương.
Bước 3.
Sau khi dán xong dùng đèn hồng ngoại là hiệu quả nhất (không có dùng máy sấy tóc) chiếu vào bề mặt bên ngoài của cao vừa dán.
- Thời gian chiếu 10- 15 phút.
- Khoảng cách từ bóng đèn tới cao dán 30- 40cm.
- Ngày chiếu 3-4 lần.
Tác dụng: Làm cho Cao mềm ra, lỗ chân lông dãn ra cao hấp thu được tốt. Khi chiếu có tác dụng giãn mạch tăng tưới máu ( Dinh dưỡng) tăng thực bào... làm cho tổn thương nhanh khỏi.
Một số lưu ý khi sử dụng cao dán Đông y
1. Khi quyết định điều trị phải dán cao 24/24 cho đến khi khỏi.
2. Khi tắm rửa không phải bóc cao ra, khi tắm xong dùng đèn chiếu hoặc máy sấy tóc hơ lại.
3. Luôn luôn cho cao áp vào vị trí tổn thương.
Tham Khảo Ngay Quá Trình Điều Trị Loét Cho Bệnh Nhân 88 Tuổi